Bí kíp chăm sóc tóc, Chuyên Mục Chăm Sóc Tóc

Top 5 cách trị gàu hiệu quả và an toàn

Xr:d:daft0vmjd5w:3,j:6120794120655402155,t:23090802

Gàu là một tình trạng phổ biến, biểu hiện bằng sự bong tróc của các tế bào da chết trên da đầu. Những mảnh vảy trắng hoặc vàng này thường gây ngứa ngáy khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ.

Xr:d:daft0vmjd5w:3,j:6120794120655402155,t:23090802

ảnh đầu bị gàu, nhờn

Gàu là gì ?

Gàu là bệnh da liễu phổ biến, xuất hiện ở 50% dân số. Không chỉ gây phiền muộn khi diện các trang phục tối màu, vẻ bề ngoài hay giao tiếp, gàu còn là tình trạng da liễu dai dẳng, khó trị dứt điểm, thậm chí có thể bị “bám víu” suốt đời.

Gàu là tình trạng da đầu sản xuất và rụng các tế bào da với tốc độ nhanh bất thường, dẫn đến biểu hiện da đầu bị khô và bong tróc thành từng mảng hoặc lấm tấm nhỏ màu trắng. Ở một số người, các triệu chứng khác có thể bao gồm: ngứa da đầu; kích ứng và mẩn đỏ trên da đầu; viêm da đầu.

Theo sinh lý cơ thể, mỗi ngày có khoảng 487.000 tế bào/cm2 da được bong ra cùng với chất làm sạch. Tuy nhiên, ở những người bị gàu và viêm da đầu, con số này tăng lên 800.000 tế bào/cm2 da.

Ở mức độ nhẹ, gàu có thể điều trị bằng cách dùng dầu gội đầu mỗi ngày  Mức độ nghiêm trọng hơn, người bệnh cần sử dụng dầu gội có thành phần thuốc. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể xuất hiện lại sau đó. Gàu cũng là một triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã nhờn (hay còn gọi là viêm da dầu, chàm da mỡ).

Nguyên nhân gây ra gàu

1. Nấm Malassezia

Một trong những nguyên nhân gây ra gàu là do một loại nấm men có tên khoa học là Malassezia. nấm Malassezia là một loại nấm men thường sinh sống trên da đầu của chúng ta. Thông thường, chúng tồn tại một cách hòa hợp và không gây ra bất kỳ vấn đề gì. Tuy nhiên, khi sự cân bằng của da đầu bị phá vỡ, nấm Malassezia có thể phát triển quá mức, gây ra các triệu chứng như gàu, ngứa và viêm da.

Nấm M

Nấm Malassezia

Khi nấm Malassezia phát triển quá mức, chúng sẽ sản sinh ra các axit béo, gây kích ứng da đầu và khiến da đầu bong tróc, tạo thành những mảng gàu trắng hoặc vàng. Ngoài ra, phản ứng viêm do nấm gây ra cũng có thể làm cho da đầu trở nên đỏ, ngứa và khó chịu.

2. Viêm da tiết bã 

Viêm da tiết bã là một bệnh lý mạn tính khiến cho da bị viêm đỏ và bong những vảy nhỏ. Những người bị viêm da tiết bã thì da đầu của họ thường xuyên đổ gàu và gàu khá nhiều.

Bệnh xảy ra ở vùng có nhiều tuyến bã hoạt động như da đầu, mặt, sau tai, thân trên và các nếp gấp cơ thể nên có tên gọi viêm da tiết bã. Da khi bị viêm da tiết bã sẽ trở nên kích ứng, viêm đỏ và có nhiều vảy trắng trên bề mặt.

Nguyên nhân gây ra viêm da tiết bã được cho là có liên quan đến một loại nấm có tên Malassezia. Loại nấm này bình thường sống trên da đầu của chúng ta. Chúng ăn bã nhờn của tuyến bã rồi sau đó tiết ra các chất khiến da đầu bong tróc thành từng vảy nhỏ được gọi là gàu. Tuyến bã nhờn ở da đầu càng hoạt động nhiều thì càng tiết ra nhiều bã nhờn. Từ đó Malassezia ăn bã nhờn và kích thích da đầu tróc vảy tạo ra nhiều gàu.

3. Không chải tóc thường xuyên 

Nếu chúng ta không chải tóc thường xuyên cũng khiến cho gàu dễ xuất hiện. Chải tóc là động tác giúp loại bỏ các tế bào chết trên da và giảm hình thành gàu. Tuy nhiên các bạn cần chú ý sử dụng lược thưa và chải tóc nhẹ nhàng để tránh bị rụng tóc.

4. Sản phẩm chăm sóc tóc 

Các sản phẩm dầu gội hay chăm sóc tóc chứa khá nhiều hóa chất và hương liệu. Sử dụng thường xuyên hay lạm dụng dầu gội đầu khiến cho da đầu không sạch thêm mà trở nên bị kích ứng. Đặc biệt các sản phẩm keo xịt tạo mẫu tóc tác động mạnh mẽ đến da đầu. Chính các hóa chất này khiến cho da bị kích ứng, tróc vảy và gây ra gàu.

Ngược lại nếu không sử dụng dầu gội làm sạch da đầu định kỳ sẽ khiến tích tụ dầu nhờn, tế bào chết và bụi bẩn. Hỗn hợp này sẽ khiến cho da đầu đổ gàu, vì vậy chúng ta nên làm sạch da đầu thường xuyên. Lưu ý rằng không lạm dụng cũng như không làm biếng trong việc làm sạch da đầu. Điều này sẽ đảm bảo cho da đầu của chúng ta được sạch sẽ mà không bị kích ứng quá mức.

5.Vấn đề về da 

Các bệnh lý mạn tính ở da cũng khiến cho da đầu bị kích ứng và gây ra gàu. Chẳng hạn những đối tượng bị vảy nến da đầu hay chàm sẽ bị tróc vảy thường xuyên hơn. Bên cạnh đó nhiễm nấm da đầu cũng khiến da đầu bị tróc vảy kèm theo tình trạng rụng tóc.

6. Bệnh lý

Các nghiên cứu cho thấy rằng những người mắc bệnh Parkison hay các bệnh thần kinh khác sẽ dễ bị viêm da tiết bã kèm theo và gây ra gàu. Một nghiên cứu khác được thực hiện và kết luận rằng 30 – 83 % người nhiễm HIV mắc bệnh viêm da tiết bã kèm theo và họ bị đổ gàu nhiều.

Các đối tượng mắc bệnh lý tim mạch hay vừa hồi phục sau một cơn nhồi máu cơ tim sẽ có hệ miễn dịch bị suy yếu. Điều này khiến cho da đầu của họ dễ bị đổ gàu hơn.

7. Chế độ ăn uống

Một số thực phẩm giúp đảm bảo cho da đầu, tóc và móng được khỏe mạnh. Bằng chứng là nếu bổ sung thiếu kẽm, vitamin B và một số chất béo có lợi sẽ khiến cho da đầu đổ gàu nhiều.

8. Căng thẳng thường xuyên

Luôn trong tình trạng căng thẳng sẽ tác động tiêu cực đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. Khi đó hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, da dẻ không còn được khỏe mạnh và khiến cho bạn dễ bị gàu.

9. Độ tuổi và giới tính

Tình trạng gàu thường xuất hiện ở độ tuổi thanh thiếu niên và ảnh hưởng trên nam giới nhiều hơn nữ giới. Vì nam giới trong độ tuổi dậy thì có sự thay đổi hormone khiến tuyến bã hoạt động quá mức. Tuyến bã hoạt động nhiều gây ra tình trạng mụn trứng cá và cả viêm da tiết bã.

Các loại dầu gội được sản xuất với công dụng làm sạch gàu thường chứa các thành phần sau đây:

Selenium Sulfide: Bảo vệ da đầu khỏi gàu và viêm da

Selenium Sulfide là một hoạt chất thường được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc tóc, đặc biệt là dầu gội trị gàu. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng của gàu và viêm da tiết bã nhờn.

Selenium sulfide có khả năng làm chậm quá trình phát triển của các tế bào da, giúp giảm thiểu sự bong tróc và hình thành vảy gàu. Đồng thời, chất này cũng có tác dụng kháng nấm, đặc biệt là đối với nấm Malassezia – một loại nấm thường gây ra gàu. Bằng cách ức chế sự phát triển của nấm, selenium sulfide giúp làm giảm viêm và ngứa da đầu, từ đó cải thiện đáng kể tình trạng gàu.

Kẽm pyrithione

Kẽm pyrithione là một hoạt chất thường được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc tóc, đặc biệt là dầu gội trị gàu. Thành phần này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe da đầu và tóc.

Kẽm pyrithione hoạt động bằng cách ức chế sự phát triển của nấm Malassezia, một loại nấm thường gây ra gàu. Bên cạnh đó, chất này còn có khả năng giảm viêm, làm dịu da đầu và kiểm soát lượng dầu thừa. Nhờ những đặc tính này, kẽm pyrithione mang lại nhiều lợi ích như giúp loại bỏ gàu bằng cách tiêu diệt nấm gây bệnh, làm sạch sâu da đầu và giảm bong tróc vảy. Thành phần này làm dịu da đầu, giảm cảm giác ngứa và khó chịu thường gặp ở người bị gàu, giúp cân bằng lượng dầu trên da đầu, ngăn ngừa tình trạng tóc nhờn và khi sử dụng sản phẩm chứa kẽm pyrithione thường xuyên giúp ngăn ngừa gàu quay trở lại và duy trì một mái tóc khỏe mạnh.

Ketoconazole

Ketoconazole là một loại thuốc kháng nấm thuộc nhóm azole, có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm. Thuốc này thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm nấm ở da, tóc, móng và thậm chí cả một số bệnh nhiễm nấm toàn thân.

Ketoconazole được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh nhiễm nấm như lang ben, nấm da chân, nấm móng, nấm da đầu (gàu do nấm),…Thuốc này cũng hiệu quả trong việc điều trị các bệnh nhiễm nấm Candida, bao gồm nhiễm nấm Candida ở da, miệng và âm đạo. Trong một số trường hợp, Ketoconazole có thể được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm nấm nghiêm trọng hơn, như nhiễm nấm ở phổi hoặc các cơ quan nội tạng khác. Tuy nhiên, việc sử dụng Ketoconazole để điều trị các bệnh nhiễm nấm toàn thân thường cần có chỉ định của bác sĩ.

Axit salicylic

Axit salicylic là một thành phần vô cùng quen thuộc trong các sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là các sản phẩm trị mụn.

Axit salicylic, hay còn gọi là BHA, là một chất tẩy tế bào chết hóa học có khả năng thẩm thấu sâu vào lỗ chân lông. Nhờ khả năng này, axit salicylic giúp loại bỏ tế bào chết, dầu thừa và các tạp chất tích tụ trong lỗ chân lông, từ đó làm thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa sự hình thành mụn mới và giảm viêm sưng cho các nốt mụn hiện có.Ngoài ra, axit salicylic còn có tác dụng làm dịu da, giảm đỏ và kích ứng, đồng thời giúp làm đều màu da. Chính vì những công dụng tuyệt vời này mà axit salicylic được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc da

Nhựa than ( coal tar )

Thành phần nhựa than có công dụng giúp làm giảm hoạt động của các tuyến bã. Ngoài ra nhựa than còn ức chế sự phát triển của nấm và giúp giảm tình trạng viêm.

Tuy nhiên, nhựa than có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Các biểu hiện ngộ độc khi sử dụng nhựa than đó là buồn nôn, nôi ói và nước tiểu có màu đen. Đặc biệt nhựa than còn làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư như ung thư da.

5 cách trị gàu hiệu quả và an toàn 

Sử dụng dầu gội chuyên dụng 

Dầu gội trị gàu thường chứa các hoạt chất đặc biệt, có khả năng tiêu diệt nấm gây gàu và làm dịu da đầu. Dưới đây là một số sản phẩm phổ biến và hiệu quả thường được khuyên dùng:

Dầu gội chứa Selenium Sulfide

Đặc tính và công dụng:Selenium Sulfide là một hoạt chất kháng nấm mạnh mẽ, được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm dầu gội trị gàu. Thành phần này có khả năng ức chế sự phát triển của nấm Malassezia – nguyên nhân chính gây ra gàu, đồng thời làm giảm viêm và bong tróc da đầu.

Cách sử dụng:Lấy một lượng dầu gội vừa đủ, tạo bọt và massage nhẹ nhàng lên da đầu, để trong 3–5 phút trước khi xả sạch. Để đạt hiệu quả tối ưu, sử dụng 2–3 lần mỗi tuần cho đến khi tình trạng nấm được cải thiện.

Lưu ý: Dầu gội chứa Selenium Sulfide có thể gây khô tóc nếu sử dụng quá thường xuyên. Vì vậy, bạn nên kết hợp với dầu xả để giữ ẩm cho tóc, tránh làm tóc trở nên xơ xác.

 

Dầu gội than hoạt tính

Công dụng và đặc tính: Than hoạt tính là một thành phần tự nhiên được biết đến với khả năng hấp thụ mạnh mẽ. Khi được sử dụng trong dầu gội, than hoạt tính phát huy tác dụng vượt trội trong việc làm sạch sâu da đầu, loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và các chất gây kích ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị gàu.

Cách sử dụng: Sau khi làm ướt tóc, lấy một lượng dầu gội than hoạt tính vừa đủ, tạo bọt và thoa đều lên da đầu, massage nhẹ nhàng trong 3–5 phút rồi xả sạch bằng nước.

Lưu ý: Một số người có thể bị dị ứng với các thành phần trong dầu gội. Nếu xuất hiện các triệu chứng như ngứa, đỏ, nổi mẩn, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu

Trị gàu bằng nguyên liệu tự nhiên

1.Trị gàu bằng chanh:

Công dụng:

Chanh là một nguyên liệu tự nhiên có tính axit nhẹ, giúp cân bằng độ pH của da đầu, loại bỏ tế bào chết và giảm ngứa. Tuy nhiên, việc sử dụng chanh để trị gàu cũng cần có những lưu ý nhất định.

Cách dùng:

Bước 1: Sau khi gội đầu sạch, thoa đều nước cốt chanh lên da đầu

Bước 2: Massage nhẹ nhàng trong khoảng 15-20 phút

Bước 3: Gội lại bằng nước sạch

Ngoài ra chúng ta cũng có thể kết hợp nước cốt tranh với các nguyên liệu khác :

  • Chanh với dầu dừa: Trộn đều nước cốt chanh với dầu dừa, thoa lên da đầu và ủ trong khoảng 30 phút trước khi gội sạch. Dầu dừa giúp dưỡng ẩm và làm mềm tóc.
  • Chanh với nha đam: Trộn gel nha đam với nước cốt chanh, thoa lên da đầu và ủ trong khoảng 15-20 phút. Nha đam có tác dụng làm dịu da và giảm viêm.

Lưu ý: Không nên để nước cốt chanh lưu lại trên da đầu quá lâu vì có thể gây khô da.

2.Trị gàu bằng muối hạt: 

Công dụng:

Muối biển từ lâu đã được biết đến với khả năng làm sạch sâu và loại bỏ tế bào chết trên da đầu, giúp giảm tình trạng gàu hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng muối để trị gàu cần có cách thức đúng đắn để đạt được kết quả tốt nhất.

Cách làm:

Bước 1: Làm ướt tóc

Bước 2: Lấy một nắm muối hạt, xoa đều lên da đầu và massage nhẹ nhàng trong khoảng 5-7 phút

Bước 3: Gội sạch lại bằng dầu gội

Ngoài ra muối hạt cũng có thể kết hợp với các nguyên liệu khác:

  • Trị gàu bằng muối và dầu oliu: Trộn đều 3 muỗng cà phê muối và nước cốt nửa quả chanh, sau đó thoa đều hỗn hợp lên da đầu và massage nhẹ nhàng. Để khoảng 5-7 phút rồi gội sạch
  • Trị gàu bằng muối và giấm táo: Trộn đều 3 thìa muối, 3 thìa giấm táo và một lượng dầu gội vừa đủ sau đó thoa hỗn hợp lên tóc rồi massage nhẹ nhàng. Để khoảng 5 phút rồi gội sạch

Lưu ý: Mặc dù muối có thể giúp giảm tình trạng gàu, nhưng không phải là phương pháp chữa trị duy nhất và hiệu quả với tất cả mọi người. Nếu tình trạng gàu của bạn không cải thiện sau khi sử dụng muối, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị phù hợp.

3.Trị gàu bằng baking soda

Công dụng:

Baking soda (hay còn gọi là muối nở) là một nguyên liệu tự nhiên có tính kiềm nhẹ, giúp loại bỏ tế bào chết trên da đầu, cân bằng độ pH và giảm viêm nhiễm. Vì vậy, baking soda được xem là một trong những phương pháp trị gàu hiệu quả tại nhà.

Cách làm:

Bước 1: Trộn 2-3 muỗng cà phê baking soda với một lượng nước vừa đủ để tạo thành hỗn hợp sệt.

Bước 2: Thoa đều hỗn hợp lên da đầu, massage nhẹ nhàng trong khoảng 5-7 phút

Bước 3: Gội sạch lại với nước mát.

Ngoài ra baking soda cũng có thể kết hợp với các nguyên liệu khác:

  • Baking soda + dầu dừa:Trộn đều 2 muỗng cà phê baking soda với 1 muỗng cà phê dầu dừa. Hỗn hợp này giúp dưỡng ẩm và làm mềm tóc.
  • Baking soda + mật ong:Trộn đều 2 muỗng cà phê baking soda với 1 muỗng cà phê mật ong. Hỗn hợp này giúp kháng khuẩn và làm dịu da đầu.

Lưu ý: Không sử dụng thường xuyên mà chỉ nên sử dụng 2 lần một tuần

Những thói quen giúp giảm gàu trên da đầu

1.Giữ vệ sinh nón, lược chải đầu:

Khi chúng ta tắm gội, thay quần áo mỗi ngày nhưng những vật dụng tiếp xúc trên da dầu thì quên vệ sinh thường xuyên. Nhiều người còn có thói quen dùng lược của người khác để chải đầu mà không hề để ý đến nguy cơ lây lan nấm da đầu từ người này sang người khác. Có một số người cả năm còn không hề giặt chiếc mũ bảo hiểm nào, trong khi da dầu bạn tiếp xúc với lớp lót bên trong của mũ bảo hiểm gần như mỗi ngày.

Cách đơn giản và hiệu quả để trị gàu là vệ sinh các vật dụng này thường xuyên. Không nên sử dụng chung, mượn nón, mượn lược từ người khác. Còn đối với mũ bảo hiểm bạn cần giặt lớp lót bên trong ít nhất 1 lần/tuần. Khi phơi, nên phơi ngửa nón dưới ánh mặt trời, để đảm bảo nón được khô hoàn toàn mà không bị ẩm ướt, tích tụ vi khuẩn nhiều hơn.

2.Thay đổi những thói quen

Đối với những người thường đi tắm và gội đầu muộn, sau đó sẽ đi ngủ với mái tóc chưa kịp khô hoàn toàn, một số người cón để tóc ướt và đội mũ bảo hiểm, hay một số người đi mưa về tóc bị ướt nhưng vẫn mặc kệ để tóc tự khô,… Những thói quen đó sẽ khiến cho da đầu bạn càng ngày càng nhiều gàu.

Bạn nên thay đổi thói quen để tóc ẩm và đi ngủ, vì môi trường ẩm ướt kéo dài nhiều giờ như thế sẽ khiến gàu, nấm tóc dễ nảy sinh.

Bạn cũng không nên gội đầu quá sát thời gian phải rời khỏi nhà, vì đội mũ bảo hiểm trong tình trạng tóc còn ẩm ướt, hầm hơi rất dễ sinh gàu. Do đó, hãy sắp xếp thời gian hợp lý để tóc khô tự nhiên trước khi đi ngủ hoặc trước khi bạn phải ra đường. Tránh “tận dụng” máy sấy tóc quá thường xuyên vì sấy trong tình trạng tóc còn quá ướt sẽ dễ làm khô xơ tóc.

3.Ăn ít thực phẩm chứa nhiều đường

Lượng đường trong máu cao khiến da đầu dễ bong tróc dẫn đến gàu. Vì vậy, bạn nên thay đổi thói quen, sử dụng mật ong hoặc đường thốt nốt cho bữa ăn hàng ngày.Bên cạnh đó, cắt giảm thực phẩm ngọt chứa quá nhiều đường sẽ tốt cho sức khoẻ hơn.

4.Gội đầu với các sản phẩm đặc trị gàu

Khi bị tác động quá thường xuyên bởi những yếu tố gây hại như ánh nắng mặt trời gay gắt, khói bụi ô nhiễm, môi trường ẩm ướt (tóc ra nhiều mồ hôi, bị ủ trong mũ bảo hiểm… lớp bảo vệ tự nhiên của da đầu sẽ yếu đi. Đó là lúc gàu nảy sinh.

Dầu gội đầu không chỉ có tác dụng giúp làm sạch những bụi bẩn bám trên tóc và da đầu mà còn có tác dụng tái tạo lại lớp bảo vệ tự nhiên ngăn gàu trên da đầu và nuôi dưỡng lớp bảo vệ này.

Để dứt điểm gàu, bạn có thể sử dụng các loại dầu gội đặc trị gàu. Bộ dầu gội trị gàu lambor . Giúp hỗ trợ điều trị mẩn ngứa trên da đầu do gàu và nấm gây ra. Sản phẩm không gây kích ứng trên da khi sử dụng. Bộ dầu gội trị gàu lambor có công dụng giúp làm sạch da đầu, kháng viêm, hỗ trợ điều trị mẩn ngứa trên da đầu do gàu, nấm, viêm da,…

Giữ vệ sinh da đầu

Hưỡng dẫn cách gội đầu đúng cách và tần suất gội đầu phù hợp:

Các bước gội đầu:

  1. Chải tóc trước khi gội: Việc này giúp loại bỏ các nút thắt, giảm gãy rụng tóc khi gội.
  2. Làm ướt tóc: Dùng nước ấm để làm ướt tóc hoàn toàn. Nước quá nóng có thể làm khô tóc và da đầu
  3. Lấy một lượng dầu gội vừa đủ: Thoa đều lên tóc và da đầu, massage nhẹ nhàng để tạo bọt. Tránh gội quá mạnh tay vì có thể làm tổn thương da đầu.
  4. Xả sạch: Dùng nước ấm để xả sạch hoàn toàn dầu gội.
  5. Sử dụng dầu xả (nếu cần): Thoa dầu xả lên phần thân và ngọn tóc, tránh da đầu. Để khoảng 2-3 phút rồi xả lại bằng nước lạnh để giúp tóc bóng mượt.
  6. Lau khô tóc nhẹ nhàng: Dùng khăn bông mềm thấm nhẹ để loại bỏ nước thừa. Tránh chà xát mạnh vì sẽ làm tóc dễ gãy rụng.

Tần suất gội đầu phù hợp: 

Tần suất gội đầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại tóc, môi trường sống và hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, một số nguyên tắc chung bạn có thể tham khảo:

  • Tóc dầu: Nên gội đầu 2-3 lần/tuần để loại bỏ dầu thừa.
  • Tóc khô: Gội đầu 2-3 lần/tuần với dầu gội dịu nhẹ, kết hợp sử dụng dầu xả thường xuyên.
  • Tóc bình thường: Gội đầu 2-3 lần/tuần.
  • Tóc nhuộm, uốn, ép: Nên gội đầu ít hơn, khoảng 2-3 ngày/lần và sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc chuyên dụng.

Kiên trì điều trị

Hãy tưởng tượng mái tóc của bạn như một khu vườn. Để có một khu vườn tươi tốt, bạn cần chăm sóc nó thường xuyên, tưới nước, bón phân và loại bỏ cỏ dại. Tương tự như vậy, để trị gàu, bạn cần kiên trì sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống khoa học. Đừng nản lòng nếu không thấy kết quả ngay lập tức, hãy kiên trì và bạn sẽ sớm có một mái tóc khỏe mạnh, không còn gàu.

Lưu ý khi trị gàu

1.Không tự ý dùng thuốc kháng sinh:

Tại sao? Gàu chủ yếu do nấm gây ra, việc dùng kháng sinh không có tác dụng diệt nấm. Ngược lại, việc lạm dụng kháng sinh có thể gây ra tình trạng kháng thuốc và ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật có lợi trên da.

Giải pháp: Nên sử dụng các loại dầu gội trị gàu có chứa thành phần kháng nấm như ketoconazole, selenium sulfide hoặc zinc pyrithione.

2.Tránh gãi đầu quá mạnh:

Tại sao? Gãi đầu quá mạnh có thể làm tổn thương da đầu, gây viêm nhiễm và làm tình trạng gàu trở nên nghiêm trọng hơn.

Giải pháp: Khi cảm thấy ngứa, hãy dùng đầu ngón tay nhẹ nhàng massage da đầu để giảm ngứa.

3.Chọn sản phẩm phù hợp với từng loại da đầu:

Tại sao? Mỗi loại da đầu có đặc điểm khác nhau, việc chọn sai sản phẩm có thể khiến tình trạng gàu trở nên tồi tệ hơn.

Giải pháp:

  • Da đầu nhờn: Chọn dầu gội có khả năng làm sạch sâu, kiểm soát dầu.
  • Da đầu khô: Chọn dầu gội dịu nhẹ, có chứa thành phần dưỡng ẩm.
  • Da đầu nhạy cảm: Chọn dầu gội không chứa hương liệu, chất tạo màu và sulfate.

4.Tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu nếu tình trạng gàu không cải thiện:

Tại sao? Nếu bạn đã thử nhiều cách khác nhau mà gàu vẫn không hết, có thể bạn đang gặp phải một vấn đề về da nghiêm trọng hơn.

Giải pháp: Bác sĩ da liễu sẽ giúp bạn xác định chính xác nguyên nhân gây gàu và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

5.Kết luận

Trị gàu đòi hỏi sự kiên trì và phương pháp phù hợp. Để có mái tóc khỏe mạnh, chúng ta cần kết hợp nhiều yếu tố như: lựa chọn dầu gội phù hợp với loại da đầu, chăm sóc tóc đúng cách, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và giảm stress. Việc tự ý dùng thuốc kháng sinh hoặc gãi đầu quá mạnh có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu các biện pháp tại nhà không mang lại hiệu quả, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu.

Chăm sóc tóc và da đầu hàng ngày là chìa khóa để có một mái tóc khỏe mạnh và không còn gàu. Hãy chia sẻ kinh nghiệm trị gàu của bạn để cùng nhau xây dựng một cộng đồng chăm sóc tóc hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại đặt câu hỏi nhé!

có thể bạn quan tâm: